Hướng dẫn tổ chức cuộc thi "Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và bộ câu hỏi kèm theo đáp án.
TỈNH ỦY HƯNG YÊN BAN TỔ CHỨC CUỘC THI “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” * Số 24 - HD/BTC | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hưng Yên, ngày 17 tháng 4 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017
Thực hiện Kế hoạch số 46 - KH/TU ngày 24/2/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức Cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017; Quyết định số 01- QĐ/BTC ngày 22/3/2017 của Ban Tổ chức Cuộc thi về việc ban hành Quy chế cuộc thi “Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2017, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh hướng dẫn như sau:
1 - Mục đích, yêu cầu:
- Thông qua Cuộc thi để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân được nghe và hiểu rõ hơn những câu chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời phát hiện, tôn vinh những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo được không khí sôi nổi, hào hứng trong việc tuyên truyền học tập và làm theo Bác.
- Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức nghiêm túc, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả thiết thực; có thể sử dụng minh họa nhưng tránh sân khấu hoá để Cuộc thi có sức lan toả và có ý nghĩa giáo dục đến nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp nhân dân.
2 - Đối tượng dự thi:
- Là người Hưng Yên hoặc người tỉnh khác đang lao động, công tác, học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Để đảm bảo tính khách quan, phong phú, cấp ủy đảng cần chỉ đạo các hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đều phải lựa chọn, đăng ký và cử người tham gia Cuộc thi, tránh tập trung vào một số đối tượng nhất định (như giáo viên, công chức…).
3 - Nội dung dự thi:
- Người dự thi có thể chọn câu chuyện kể tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hoặc về những gương điển hình, tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở địa phương, đơn vị.
- Gương điển hình tiên tiến có thể là tập thể hay cá nhân nhưng phải là người thật, việc thật; là người tỉnh Hưng Yên; đã được đăng tải, biểu dương trên báo chí hoặc đã được cơ quan, đơn vị, địa phương biểu dương, khen thưởng, xác nhận, chứng thực.
4 - Các bước tiến hành Cuộc thi:
- Văn nghệ (khoảng 15 - 30 phút: chủ đề ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, quê hương đổi mới).
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc Cuộc thi.
- Giới thiệu các thí sinh dự thi (tùy điều kiện có thể mời tất cả các thí sinh hoặc đại diện đơn vị có thí sinh lên Hội trường để tặng hoa và quà lưu niệm).
- Công bố quy chế cuộc thi; danh sách Ban Giám khảo, Tổ Thư ký Cuộc thi.
- Các thí sinh lần lượt thi các phần kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- Văn nghệ và giao lưu với khán giả (trong thời gian Tổ Thư ký tổng hợp kết quả dự thi của các thí sinh báo cáo Ban Giám khảo và Ban Tổ chức).
+ Câu hỏi giao lưu dành cho khán giả (tuỳ theo thời gian, Ban Tổ chức có thể bố trí một số câu hỏi giao lưu dành cho khán giả về chủ đề thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, những kỷ niệm của tỉnh, của địa phương với Bác Hồ, các địa danh Bác Hồ hoạt động… Ban Tổ chức trao quà cho người trả lời chính xác câu hỏi theo đáp án do Ban Tổ chức đưa ra.
+ Chương trình văn nghệ gồm các tiết mục của Ban Tổ chức chuẩn bị, cũng có thể là các tiết mục thể hiện năng khiếu của thí sinh dự thi như hát, múa, ngâm thơ (nội dung này không tính vào kết quả thi của thí sinh và phải đăng ký trước với Ban Tổ chức, được Ban Tổ chức đồng ý để sắp xếp thời gian phù hợp).
- Công bố kết quả thi, trao giải (công bố từ giải thấp đến giải cao).
- Tổng kết Cuộc thi (tùy điều kiện có thể lồng ghép hình ảnh minh họa, phóng sự, phim tài liệu về quá trình tổ chức Cuộc thi của địa phương, đơn vị).
5 - Đề cương dự thi:
- Thực hiện theo quy chế Cuộc thi.
- Đề cương kể chuyện phải đảm bảo có 2 phần:
+ Những vấn đề chung (phần này không thể hiện trong khi trình bày tại Cuộc thi ) gồm: mục đích, yêu cầu, đối tượng nghe kể chuyện, phương pháp, dự kiến phân bố thời gian…
+ Nội dung kể chuyện (là phần trình bày tại Cuộc thi) gồm:
- Đặt vấn đề: Nguyên nhân lựa chọn câu chuyện, bối cảnh ra đời của câu chuyện (thời gian, không gian…).
- Nội dung câu chuyện kể.
- Ý nghĩa, bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện kể.
- Liên hệ đối với bản thân, đơn vị, địa phương (liên hệ cần cụ thể, sát thực, phù hợp với tình hình thực tế công việc của cá nhân, chức năng nhiệm vụ của tập thể, đơn vị mình đang công tác).
6 - Phần thi kể chuyện:
- Thời gian phần thi kể chuyện không quá 20 phút, tính từ thời điểm thí sinh bắt đầu trình bày tại Cuộc thi. Nếu quá dưới 2 phút sẽ bị trừ 1 điểm, quá từ 2 đến 5 phút sẽ bị trừ 2 điểm, quá 5 phút trở lên, Ban Giám khảo sẽ dừng phần thi còn lại.
- Thí sinh có thể sử dụng các phương tiện phụ trợ để minh hoạ như máy chiếu, tranh ảnh, nhạc nền, đọc thơ, bài hát hoặc có sự tham gia của những người khác để phần thi thêm sinh động (thời lượng có người tham gia phụ họa không được quá 1/5 thời lượng trình bày của thí sinh). Tuy nhiên, không lạm dụng các hình thức trên vì xác định phần kể chuyện vẫn là chủ yếu. Không sử dụng hình thức sân khấu hoá.
7 - Phần trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo:
- Không gọi là “câu hỏi phụ”, mà thống nhất sử dụng “Phần trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo”.
- Đây là phần thi tạo cơ hội cho thí sinh thể hiện trí tuệ, sự hiểu biết về các vấn đề liên quan trực tiếp đến câu chuyện mà thí sinh đã trình bày hoặc về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những tình cảm của Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ.
Ngoài những câu hỏi do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cung cấp (có bộ câu hỏi và đáp án gửi kèm), các địa phương, đơn vị có thể sử dụng thêm một số câu hỏi khác phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Thí sinh bốc thăm để chọn 01 câu hỏi của Ban Giám khảo. Câu trả lời cần ngắn gọn, súc tích. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi không quá 03 phút.
8 - Thang điểm
- Thang điểm 10 cho từng phần thi.
- Điểm của từng phần thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo (lấy đến một con số thập phân, được phép làm tròn số).
- Kết quả điểm thi của mỗi người dự thi được tính là điểm trung bình cộng của 03 phần thi (tổng số điểm đã tính hệ số chia cho 6, trong đó điểm phần đề cương hệ số 2; điểm phần kể chuyện hệ số 3; điểm phần trả lời câu hỏi hệ số 1).
Ví dụ cụ thể kết quả điểm thi của thí sinh Nguyễn Văn A:
TT | Điểm đề cương | Điểm kể chuyện | Điểm trả lời câu hỏi của BGK |
Giám khảo 1 | 9 | 9,5 | 10 |
Giám khảo 2 | 9,5 | 9,5 | 10 |
Giám khảo 3 | 9,5 | 10 | 10 |
Kết quả từng phần thi | = (9+9,5+9,5) : 3 = 9,333 = 9,3 | = (9,5+9,5+10) : 3
|
|
|
|
|