CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  22/10/2021     |  Lượt xem 551   

Ra mắt "Nhật ký phi công tiêm kích"

"Nhật ký phi công tiêm kích" của Trung tướng Nguyễn Đức Soát cho bạn đọc thấy được tinh thần, khí phách của một thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến đấu khốc liệt, không cân sức với Không quân Mỹ hùng mạnh.

Ngày16/12, tại Bảo tàng Phòng không - Không quân, Nhà xuất bản Trẻ kết hợp với Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Đức Soát ra mắt cuốn sách “Nhật ký phi công tiêm kích”.

Nhật ký là những suy nghĩ riêng tư, là sự trải lòng trước diễn biến của thời cuộc của cậu học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông, của một học viên chập chững bay trên không trung, của một phi công mới được đi canh trời còn đầy bỡ ngỡ.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát bắt đầu viết nhật ký vào ngày 20/3/1966, sau khi sang Liên Xô được 8 tháng. Ông viết đều từ khi học bay đến khi về nước tham gia chiến đấu và ngừng lại ở ngày 31/12/1972, một ngày sau khi Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.

Bìa cuốn sách "Nhật ký phi công tiêm kích"

(Ảnh: NXB Trẻ)

Những trang nhật ký trải dài suốt 7 năm tuổi trẻ của Trung tướng Nguyễn Đức Soát đã mô tả một cách trung thực những suy nghĩ của lớp thanh niên thuở ấy về tình yêu Tổ quốc, về trách nhiệm công dân trước vận mệnh mang tính sống còn của dân tộc; thấy được lòng ham mê và quyết tâm nắm chắc kỹ thuật bay để được tham gia chiến đấu; thấy được cả những chiến công oanh liệt và những tổn thất không gì bù đắp của cả một lớp phi công trẻ tuổi vừa rời ghế nhà trường phổ thông, giảng đường đại học…

Trung tướng Nguyễn Đức Soát chia sẻ, ở “Nhật ký phi công tiêm kích” ông viết về mình ít mà dành phần lớn để viết về bạn bè - những người cùng mình vào sống ra chết. Đối với Trung tướng Nguyễn Đức Soát như thế là để tri ân những cán bộ chỉ huy tài ba dìu dắt ông trong chiến tranh, tri ân những người làm công tác kỹ thuật bởi lẽ đặc điểm của không quân là hơn 30 người từ cán bộ chỉ huy, tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, thợ máy tập trung lo cho một phi công để có thể bay lên trời chiến đấu.

"Nhật ký phi công tiêm kích" sẽ cho bạn đọc thấy được tinh thần, khí phách của một thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến đấu khốc liệt, không cân sức với Không quân Mỹ hùng mạnh; thấy được những chiến công oanh liệt cũng như tổn thất không gì bù đắp nổi của chiến tranh; thấy được cuộc sống, tình bạn, tình yêu, tình đồng chí thật đẹp…

Trung tướng Nguyễn Đức Soát sinh 1946 tại Nam Phong, Phú Xuyên, Hà Nội. Nhập ngũ 4/7/1965, ông là phi công tiêm kích MiG-21, SU-22, SU-27. Từ một anh lính bắt đầu học lái máy bay MiG-21 cho đến khi trở thành một trong những phi công có tài xạ kích giỏi nhất của Không quân Việt Nam, Nguyễn Đức Soát đã bắn hạ 6 máy bay Mỹ và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân khi mới ở tuổi 27. Trung tướng Nguyễn Đức Soát từng giữ chức vụ: Tư lệnh Quân chủng Không quân, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/ra-mat-nhat-ky-phi-cong-tiem-kich-570096.html

 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 59830