CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  11/05/2024     |  Lượt xem 326   

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Chuyển đổi số trong Cơ quan Nhà nước: Cơ hội & giải pháp

Để đáp ứng tình hình hiện tại và tận dụng hội cơ mà cuộc cách mạng công nghệ thứ tư, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về chủ trương và chính sách để tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, vào ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước là gì?

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước có thể bao gồm các hoạt động như:

  • Phát triển hạ tầng số: Xây dựng các hệ thống mạng, trung tâm dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý,... phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.

  • Số hóa dữ liệu: Thu thập, lưu trữ, xử lý và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả bằng công nghệ số.

  • Tự động hóa quy trình nghiệp vụ: Áp dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

  • Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp dưới hình thức trực tuyến.

  • Xây dựng chính phủ điện tử: Xây dựng một chính phủ hoạt động dựa trên nền tảng số, kết nối chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Chính phủ điện tử là gì?

Chính phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông để cải thiện và tăng cường quá trình hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức thông qua các nền tảng trực tuyến và ứng dụng công nghệ. Nói một cách đơn giản, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ.

Hình thành “công chức điện tử” trong thời đại số

Trước kia, quá trình xử lý thủ tục hành chính trong lĩnh vực công thường rườm rà, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Các cán bộ quản lý phải đối mặt với một số lượng lớn hồ sơ, biểu mẫu và quy trình phê duyệt. Tuy nhiên, với sự đổi mới số, hồ sơ và biểu mẫu có thể được chuyển đổi thành dạng điện tử, giúp cán bộ quản lý tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hơn nữa, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được áp dụng để tự động hóa các quy trình, giảm bớt các công việc thủ công, đồng thời giảm thiểu nguy cơ sai sót.

Chuyển đổi số cũng mang lại khả năng quản lý dữ liệu phân tích mạnh mẽ. Bằng cách tự động thu thập và xử lý thông tin, các cán bộ quản lý có thể nhận biết xu hướng và những số liệu quan trọng. Điều này giúp cán bộ quản lý quyết định chính xác và hiệu quả hơn, cũng như định hướng các chính sách và dịch vụ tốt hơn.

Song đó, việc bảo đảm an ninh thông tin, quyền riêng tư cũng là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số này. Các biện pháp bảo mật cần được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo các thông tin quan trọng không bị lộ ra ngoài. Các hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước cần được đảm bảo có sự liên kết, tránh chồng chéo, giao diện đồng nhất và dễ dàng cá nhân hóa tiện ích, giúp các cán bộ công chức dễ dàng hiểu và sử dụng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Nằm trong trục xoay của công cuộc chuyển đổi số, cơ quan nhà nước cũng không ngoại lệ. Chuyển đổi số cơ quan nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng, tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý công.

Cải thiện dịch vụ công

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước giúp tăng tốc độ, tiện lợi và chất lượng của dịch vụ. Công dân có thể tiếp cận thông tin và hoàn thành các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn thông qua các công cụ trực tuyến như trang web chính phủ điện tử, ứng dụng di động và hệ thống truy cập trực tuyến. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho công dân và doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu tối đa những sai sót chủ quan từ con người.

Tăng cường minh bạch và trách nhiệm

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước giúp cải thiện minh bạch và trách nhiệm trong quản lý công. Thông qua công việc khai báo thông tin, dữ liệu và quy trình hành chính, công dân có thể theo dõi và kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. Từ đó tạo điều kiện để ngăn chặn tham nhũng, gian lận và cưỡng quyền, đồng thời tăng cường sự tin tưởng và tham gia của công dân trong quản lý công.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước giúp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận tiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, như đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế,... trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí.

Tăng cường quản lý và định hướng chính sách

Chuyển đổi số cơ quan nhà nước cung cấp các công cụ, dữ liệu để cải thiện hoạt động quản lý và định hướng chính sách. Cơ quan nhà nước có thể sử dụng số liệu để đo lường hiệu suất, đánh giá hoạt động của sách chính và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở.

Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, các cán bộ quản lý có thể dự đoán một số tình huống, đồng thời triển khai các biện pháp ngăn chặn trước khi chúng xảy ra. Theo đó, việc thúc đẩy chuyển đổi số trong nội bộ cơ quan nhà nước chính là giải pháp tốt nhất để làm giàu, làm sạch cũng như đảm bảo tính hiệu quả, bền vững của dữ liệu.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số cơ quan nhà nước

Mục tiêu chiến lược của đề án chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Mục tiêu chiến lược của đề án chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030 như sau:

  • 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được triển khai trên môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

  • 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4, được cung cấp trên nhiều nền tảng, phương tiện khác nhau, bao gồm thiết bị di động;

  • 90% hồ sơ công việc cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc cấp huyện; 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên không gian mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

  • 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ được tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia là nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, tài chính được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Đồng thời từng bước mở dữ liệu của cơ quan nhà nước nhằm cung cấp dịch vụ công nhanh chóng, kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân, phát triển kinh tế xã hội;

  • Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 71155